Giai đoạn 2016-2020, với việc đầu tư 800.000 tỷ đồng xây dựng nông thôn mới, đời sống sinh hoạt và sản xuất của người dân vùng đặc biệt khó khăn đã có nhiều khởi sắc.
Thời gian qua, thực hiện các tiêu chí trong xây dựng nông thôn mới, xã Tân Cương (Thái Nguyên) đã có nhiều thay đổi mạnh mẽ về kết cấu hạ tầng và đời sống kinh tế, văn hóa - xã hội, góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân. Với việc hoàn thành các tiêu chí xây dựng xã nông thôn mới, Tân Cương đang được chọn xây dựng “Xã nông thôn mới kiểu mẫu” giai đoạn 2021-2025.
Được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới cuối năm 2017, xã Khánh Hòa (Châu Phú, An Giang) đang tiếp tục duy trì, nâng chất thành quả đạt được. Trong đó có hoạt động nâng cao đời sống thể dục - thể thao (TDTT) cho người dân.
Xác định xây dựng nông thôn mới (NTM) là nhiệm vụ thường xuyên, liên tục, sau khi hoàn thành xây dựng một năm NTM, cấp ủy và chính quyền xã Mỹ Phú Đông (Thoại Sơn, An Giang) tiếp tục quán triệt tinh thần tích cực, chủ động trong lãnh đạo, chỉ đạo triển khai xây dựng NTM nâng cao.
Về thăm xã Hòa Bình Thạnh (Châu Thành, An Giang), chúng tôi cảm nhận được sự đổi thay của vùng quê này, khi tình hình kinh tế - xã hội chuyển biến tích cực, diện mạo nông thôn nhiều khởi sắc. Với những thành quả đó, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân địa phương ra sức thi đua thực hiện hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ chính trị, quyết tâm trở thành xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) vào năm 2021.
Xây dựng nông thôn mới (NTM) là một quá trình lâu dài, thường xuyên và liên tục, có điểm bắt đầu nhưng không có điểm kết thúc. Do vậy, cần thiết kiện toàn Văn phòng Điều phối Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) xây dựng NTM các cấp (gọi tắt là Văn phòng Điều phối NTM) nhằm đảm bảo xây dựng NTM đạt “hiệu quả, toàn diện và bền vững”.
Ngày 14-11-2020, ông Lữ Quang Ngời- Chủ tịch UBND tỉnh đã đến dự và cắt băng khánh thành tuyến đèn đường ấp Tường Nhơn A (xã Tường Lộc- Tam Bình).
Về thăm những vùng quê trên địa bàn huyện Châu Thành (An Giang), nhà nhà, người người phấn khởi trước sự đổi thay của quê hương trong công cuộc xây dựng nông thôn mới (NTM). Đường quê mở rộng, bê-tông hay láng nhựa phẳng phiu, rực rỡ cờ hoa và cây xanh bên lề đường… Đây là thành quả của cả hệ thống chính trị và nhân dân đã không ngừng phấn đấu trong những năm qua.
Toàn tỉnh An Giang hiện có 61/119 xã được công nhận đạt chuẩn “xã nông thôn mới (NTM)” (đạt 51,2% tổng số xã). UBND tỉnh đã ban hành quyết định chọn 28 xã điểm, 2 địa phương cấp huyện (Chợ Mới và Châu Thành) tập trung đầu tư đạt chuẩn NTM giai đoạn 2021-2025.
Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch phối hợp Văn phòng Điều phối Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) tỉnh vừa tổ chức Chương trình văn nghệ sinh hoạt cộng đồng, chủ đề: “Nhân dân và chính quyền chung tay xây dựng NTM”, tại xã Bình Hòa (Châu Thành, An Giang).
Xây dựng nông thôn mới (NTM) đã tạo nên sức sống mới ở khu vực miền núi Nam Trung Bộ. Tuy nhiên, địa bàn này hiện vẫn là "vùng trũng" trong xây dựng NTM. Ðể xây dựng NTM thật sự là đòn bẩy thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH), nâng cao đời sống người dân, còn có quá nhiều việc phải làm.
Được công nhận là huyện nông thôn mới (NTM) đầu tiên của tỉnh An Giang vào năm 2018 đến nay, huyện Thoại Sơn đã và đang tiếp tục giữ vững danh hiệu huyện NTM và nỗ lực phấn đấu xây dựng kế hoạch cho huyện NTM nâng cao.